Sự tỉnh thức


"Ngôn từ, câu chú, cách tự ru ngủ, 

những thứ thuốc ảo tưởng ấy không phải là thiền   Thiền phải được diễn ra ngoài ý chí của ta. Thiền xuất hiện trong thanh vắng của ban đêm, khi đột nhiên ta thức dậy, trí óc đang nghỉ ngơi. Thiền phải xảy ra lặng lẽ như con rắn lẫn với bụi cỏ cao xanh rì trong ánh sáng mát rượi ban mai. Thiền phải trồi lên từ bề sâu của trí óc. Thiền không phải là thành tựu. Thiền không gồm những phương pháp, những hệ thống hay luyện tập. Thiền bắt đầu khi bạn ngưng so sánh và dứt bặt cái sự trở thành với không trở thành. Như con ong rù rì trong tùm lá, cũng thế là tiếng thì thào của thiền định"

(Krishnamurti)



Một trong những chủ đề rất quan trọng trong giáo lý của Krishnamurti là thiền, nhiều lần K nói rằng thiền là thứ kỳ lạ và tuyệt diệu nhất trên đời.Tuy nhiên dường như ông không bao giờ "công thức hóa" nó; hay định nghĩa nó một cách chắc chắn và cụ thể. Ông mời gọi chúng ta vào cuộc khám phá chứ không đưa cho ta một phương pháp nào để thiền-mà theo ông-sẽ trở thành máy móc-và khơi gợi tính tham lam của con người vào các sở đắc tâm linh.
Có lẽ với Krishnamurti; thiền không bao giờ công thức hóa được; bởi lẽ bản chất của nó là phá bỏ các công thức mà tâm trí đã bị áp đặt hay tự nó áp đặt. Thiền không thể được định nghĩa một cách xác quyết vì thiền chính nó là quá trình vượt qua định nghĩa;vượt qua thế giới ảo hóa tương đối của khái niệm để đi vào chân đế trực giác;trực kiến. Do vậy mà những câu trả lời về thiền của Krishnamurti thật sâu sắc; không máy móc; luôn tươi mới; và mang một phong thái riêng độc đáo.

Người hỏi: Tôi muốn biết ông hàm ý gì với sự tỉnh thức*; sự nhận thức; nhận thấy bởi vì ông thường nói rằng sự tỉnh thức thực sự là những gì mà giáo lý của ông nói về. Tôi đã thử cố hiểu nó bằng việc lắng nghe những buổi nói chuyện của ông và đọc những sách của ông,nhưng dường như tôi đã không đi được thật xa. Tôi biết nó không phải là một sự thực hành,và tôi hiểu vì sao ông chối từ một cách dứt khoát bất kỳ hình thức nào của sự thực hành;luyện tập;hệ thống;rèn luyện hay thói quen (routine). Tôi thấy tầm quan trọng của điều đó,nếu không nó sẽ trở thành máy móc,và kết quả của nó là tâm trí trở thành đờ đẫn và ngây ngô. Tôi muốn-nếu như có thể;cùng khám phá với ông cho đến tận cùng của câu hỏi này tỉnh thức;ý thức hay nhận thức này nghĩa là gì? Ông dường như đã gán cho từ này thêm một vài ý nghĩa sâu hơn ;nhưng dường như với tôi là hầu như chúng ta đều ý thức được những gì đang xảy ra mà. Khi tôi giận tôi biết điều đó; khi tôi buồn tôi biết nó và khi tôi hạnh phúc tôi cũng biết nó.

Krishnamurti: Tôi băn khoăn là chúng ta có thực sự ý thức; nhận thấy; tỉnh thức được rằng chúng ta giận giữ;buồn hay hạnh phúc? Hay là chúng ta chỉ ý thức những điều này khi chúng đã trôi qua,đã kết thúc rồi? Hãy bắt đầu như thể chúng ta chưa biết gì về nó cả và hãy khởi đầu từ con số 0. Chúng ta hãy đừng tạo nên bất kỳ khẳng định nào;mang tính giáo điều hay phức tạp chi cả;nhưng chúng ta hãy thám hiểm cái câu hỏi này mà;nếu người ta thực sự đi rất sâu vào nó,sẽ phát lộ (reveal) một trạng thái kỳ lạ của tâm trí mà có lẽ chưa từng đạt đến,một chiều không gian chưa từng được chạm đến bởi cái ý thức nông cạn;tỉnh thức hời hợt. Hãy khởi đầu từ cái ý thức hời hợt và đi qua đó. Chúng ta thấy bằng đôi mắt của chúng ta,chúng ta lãnh hội bằng các giác quan của chúng ta mọi điều xung quanh - sắc màu của những đóa hoa;con chim ruồi ở trên đóa hoa,ánh sáng của mặt trời ở California này;hàng ngàn âm thanh với những đặc tính và sự tinh tế khác nhau,chiều sâu và chiều cao,cái bóng của cái cây và chính cái cây. Cùng cách đó ta cảm nhận chính thân thể của ta;tức là cái công cụ của những tri giác cạn cợt thuộc giác quan đa dạng này. Nếu những tri giác này được giữ lại ở bình diện giản đơn;cạn cợt thì không có vấn đề gì;ko có hỗn loạn gì cả. Đóa hoa đó;cây hoa păng-xê;đóa hồng đó ở đó;tất cả chỉ có thế,chấm hết. Ở đó không có ưu thích;không có sự so sánh;không có thích hay không thích;chỉ có sự vật sự việc ngay trước mắt ta mà không có bất kỳ rắc rối tâm lý nào chen vào cả. Tất cả đấy đều là ý thức hay tri giác đơn giản cạn cợt của giác quan,hoàn toàn rõ ràng phải không? Tri giác này có thể mở rộng đến các vì sao;tới chiều sâu của biển cả và đến biên giới cuối cùng của sự quan sát khoa học;sử dụng mọi thiết bị của công nghệ hiện đại.

Người hỏi: Vâng;tôi nghĩ tôi hiểu điều đó.

Krishnamurti: Vậy là bạn thấy hoa hồng đó và toàn thể vũ trụ và con người trong đó,vợ của chính bạn nếu bạn đã có vợ;những ngôi sao;những ngọn núi;những con vi khuẩn;những hạt nguyên tử;những hạt nhân;căn phòng này;cánh cửa;thực sự ở đó. Bây giờ;bước tiếp theo, là những gì bạn nghĩ về những thứ này;hay những gì bạn cảm nhận về chúng,là phản ứng tâm lý của bạn với chúng. Và cái này chúng ta gọi là suy nghĩ hay cảm xúc. Do vậy sự tỉnh thức bề mặt là vấn đề rất đơn giản: cánh cửa có đó. Thế nhưng sự miêu tả về cánh cửa không phải là cánh cửa;và khi về mặt cảm xúc bạn bị tác động bởi mô tả về cánh cửa bạn không thấy cánh cửa. Sự mô tả này có thể là từ ngữ hay một luận thuyết khoa học hay một phản ứng cảm xúc mạnh mẽ;không cái gì trong những cái này là chính cánh cửa. Điều này là rất quan trọng để hiểu đúng ngay từ ban đầu. Nếu chúng ta không thấu hiểu điều này chúng ta sẽ càng lúc càng rối rắm hơn. Sự miêu tả không bao giờ là cái được miêu tả. Dù ngay bây giờ chúng ta đang miêu tả điều gì đó-và chúng ta phải làm-cái điều mà chúng ta đang mô tả không phải là sự mô tả của chúng ta về nó. Vậy xin hãy ghi nhớ điều này xuyên suốt cuộc nói chuyện của chúng ta. Đừng bao giờ lầm lẫn từ ngữ với cái điều mà nó mô tả. Từ không bao giờ là thật;và chúng ta dễ dàng bị cuốn đi khi ta đi đến bước kế tiếp của ý thức khi nó trở thành chủ quan và chúng ta bị xúc động bởi từ ngữ.

Vậy là có ý thức bề mặt về cái cây;con chim,cánh cửa,và có phản ứng tới chúng,tức là suy tưởng;cảm nhận;cảm xúc. Bây giờ khi chúng ta trở nên tỉnh thức về những phản ứng này,chúng ta có thể gọi đó là chiều sâu thứ hai của ý thức. Có sự ý thức về hoa hồng;và sự tỉnh thức về phản ứng đối với bông hồng. Thường thường chúng ta không ý thức cái phản ứng này đối với bông hồng.Trong thực tế nó là cùng một ý thức mà thấy hoa hồng và thấy cái phản ứng đối với hoa hồng Nó cùng là một chuyển động và sẽ là sai khi nói rằng có ý thức;tỉnh thức bên ngoài và bên trong. Khi có tri giác;ý thức bằng mắt về cái cây mà không có một phản ứng tâm lý rắc rối nào thì không có sự chia rẽ trong mối liên hệ. Nhưng khi có phản ứng tâm lý với cái cây;cái phản ứng đó là một phản ứng có điều kiện;bị quy định;và nó là đáp trả của những kỷ niệm quá khứ;kinh nghiệm đã qua;và cái phản ứng là một sự chia rẽ trong liên hệ. Ứng đáp này là sự ra đời của cái chúng ta gọi là cái "tôi" trong sự liên hệ với cái "không phải tôi". Đó là cái cách mà bạn đặt bản thân trong sự liên hệ;mối quan hệ với thế giới. Đây là cái cách mà bạn tạo nên cá thể và cộng đồng. Thế giới đã không được nhìn như nó là;nhưng trong rât nhiều sự liên hệ với cái "tôi" của ký ức. Sự chia rẽ này là cuộc sống và sự nuôi dưỡng của tất những cái mà chúng ta gọi là thực thể tâm lý của chúng ta;và từ đây khởi sinh tất cả những mâu thuẫn và chia rẽ. Bạn có lãnh hội rất rõ ràng điều này không? Khi có cái ý thức về cái cây ở đó không có sự đánh giá. Nhưng khi ở đó có phản ứng đáp trả tới cái cây,khi cái cây được đánh giá với thích hay không thích,sau đó một sự chia rẽ diễn ra trong ý thức này như là cái "tôi" và cái "không phải tôi",cái "tôi" là cái người mà khác biệt với điều được quan sát. Cái tôi này là phản ứng đáp trả;trong sự liên hệ;của kỷ niệm quá khứ;của trải nghiệm quá khứ. Vậy bây giờ liệu có thể có một sự tỉnh thức;một sự quan sát về cái cây mà không có bất kỳ phán xét nào,và có thể quan sát chính những phản ứng đáp trả đó mà không cóc bất kỳ đánh giá phán xét nào không? Bằng cách này chúng ta nhổ rễ cái nguyên lý nguồn gốc của sự phân chia;nguồn gốc của cái "tôi" và "không tôi";trong cả việc ngắm nhìn cái cây và nhìn vào bản thân chúng ta?
Người hỏi : Tôi đang cố gắng để theo kịp ông. Hãy xem liệu tôi có hiểu đúng không nhé. Có ý thức với cái cây;điều đó tôi hiểu. Có phản ứng đáp trả về mặt tâm lý tới cái cây;điều đó tôi cũng hiểu. Cái phản ứng tâm lý được tạo nên bởi kỷ niệm quá khứ và trải nghiệm quá khứ,nó là thích và không thích,nó là sự phân chia thành cái cây và cái "tôi". Vâng,tôi nghĩ là tôi hiểu mọi cái đó.

Krishnamurti: Điều này có rõ ràng như là chính cái cây không;hay là nó đơn giản là tính rõ ràng của sự miêu tả? Hãy nhớ;như chúng ta đã nói;vật được miêu tả không phải là sự miêu tả. Bạn nhận được cái gì;sự việc hay sự mô tả về nó?

Người hỏi: Tôi nghĩ là sự việc (thing)

Krishnamurti: Do đó không có cái "tôi" mà chính là sự mô tả trong việc nhìn thấy sự kiện,thực tế này. Trong cái thấy của bất kỳ thực tế sự kiện nào không có cái "tôi". Chỉ có cái "tôi" hoặc là cái thấy;không thể có cả hai. "Tôi" là không thấy (Me is non-seeing). Cái "tôi" không thể thấy;nó không thể tỉnh thức.

Người hỏi: Tôi có thể dừng lại ở đây được không? Tôi nghĩ tôi đã có cái cảm nhận về nó;nhưng tôi phải để nó ngấm sâu(sink) vào. Ngày mai tôi có thể trở lại không?

------------------

Người hỏi: Tôi nghĩ tôi đã thực sự hiểu; không phải bằng lời, những gì ông đã nói hôm qua. Có sự tỉnh thức về cái cây,có phản ứng bị điều kiện hóa với cái cây,và phản ứng bị có điều kiện này là xung đột,nó là hoạt động của hồi ức và trải nghiệm quá khứ,nó là thích hay không thích,nó là thành kiến. Tôi cũng hiểu rằng phản ứng này của thành kiến là sự sinh thành của cái chúng ta gọi là cái "tôi" của người kiểm duyệt. Tôi thấy rõ ràng rằng cái "mình",cái "tôi",tồn tại trong mọi mối quan hệ. Bây giờ liệu có chăng một cái "tôi" nằm ngoài các mối quan hệ?

Krishnamurti: Chúng ta đã thấy những phản ứng của chúng ta bị điều kiện hóa, bị quy định nặng nề biết chừng nào. Khi bạn hỏi có chăng một cái "mình" ở ngoài các mối liên hệ-nó trở thành một câu hỏi mang tính suy đoán chừng nào còn chưa có giải thoát khỏi những phản ứng bị điều kiện hóa này. Bạn có thấy thế không? Cho nên vấn đề trước hết không phải là có cái "mình" ở ngoài các phản ứng có điều kiện hay không,mà là-liệu tâm trí-cái mà bao gồm tất cả những cảm nhận của chúng ta,được thoát khỏi sự điều kiện hóa này-mà là quá khứ? Quá khứ là cái "tôi". Không có cái "tôi" trong hiện tại. Chừng nào tâm trí đang hoạt động trong quá khứ thì ở đó có cái "mình", và tâm trí là quá khứ này, tâm trí là cái "mình" này.

Bạn không thể nói rằng có riêng cái tâm trí và có riêng cái quá khứ, bất kể là quá khứ của vài ngày trước hay là 10 nghìn năm trước. Cho nên chúng ta đang hỏi: liệu tâm trí có thể giải thoát chính nó khỏi ngày hôm qua? Bây giờ ở đó có vài điều được bao hàm, phải không? Đầu tiên có ý thức hời hợt. Sau đó có sự nhận thấy cái phản ứng bị điều kiện hóa. Sau đó có sự thấu hiểu rằng tâm trí là quá khứ, tâm trí là phản ứng có điều kiện này. Sau đó nữa là câu hỏi liệu tâm trí này có thể giải thoát chính nó khỏi quá khứ. Và tất cả những cái này đều là một trong chuỗi hành động của tỉnh thức bởi vì trong hành động này không có những kết luận. Khi chúng ta nói tâm trí là quá khứ,sự thấu hiểu này không phải là một kết luận suông nhưng là một tri giác thực sự của thực tế. Người Pháp có một từ diễn tả "tri giác về một thực tế, họ gọi nó là "constatation". Khi chúng ta hỏi liệu tâm trí có thể tự do khỏi quá khứ,thì có phải câu hỏi này đang được hỏi bởi người kiểm duyệt,cái "mình",người mà là chính quá khứ đó?

Người hỏi: Liệu tâm trí có thể tự do khỏi quá khứ?

Krishnamurti: Ai là người đang đặt câu hỏi đó? Có có phải là cái thực thể-người mà là kết quả của nhiều xung đột lớn lao,những hồi ức và kinh nghiệm- phải anh ta đang hỏi? Hay là câu hỏi này tự nó khởi lên từ cái tri giác về thực tế? Nếu nó là người quan sát đặt câu hỏi, thì anh ta đang cố chạy trốn khỏi thực tế của anh ta,bởi vì anh ta nói, tôi đã sống quá lâu với đau khổ,với rắc rối,với phiền muộn, tôi muốn vượt qua cuộc tranh đấu dai dẳng này. Nếu anh ta đặt câu hỏi từ động cơ đó câu trả lời của anh ta sẽ là một sự ẩn náu vào một số sự trốn chạy. Người ta hoặc quay mặt đi với thực tế hoặc người ta đối mặt với nó. Và từ ngữ cùng biểu tượng là sự quay mặt đi khỏi thực tế. Trong thực tế, chỉ cần đặt câu hỏi này thôi đã là một hành động chạy trốn rồi phải không? Chúng ta hãy thức tỉnh xem câu hỏi này là hay không phải là một hành vi chạy trốn. Nếu nó là vậy,nó là sự ồn ào. Nếu ở đó không có người quan sát,thì ở đó có im lặng,một sự phủ định hoàn toàn với toàn bộ quá khứ.

Người hỏi: Điều này tôi không hiểu. Làm thế nào tôi có thể xóa đi quá khứ trong vòng vài giây?

Krishnamurti: Hãy nhớ rằng chúng ta đang thảo luận về sự tỉnh thức. Chúng ta đang nói về câu hỏi của sự tỉnh giác.

Có cái cây,và có phản ứng bị điều kiện hóa tới cái cây,cái mà là cái "tôi" trong liên hệ, cái "tôi" này chính là trung tâm của xung đột. Bây giờ có phải cái "tôi" này đang đặt câu hỏi không? - cái tôi này,như chúng ta đã nói, là chính cấu trúc của quá khứ phải không? Nếu câu hỏi không được hỏi từ cấu trúc của quá khứ, nếu câu hỏi không được hỏi bởi cái "tôi",thì ở đó không có cấu trúc của quá khứ. Khi cái cấu trúc đang đặt câu hỏi nó đang hoạt động trong mối liên hệ về thực tế của chính nó, nó sợ chính nó và nó hành động để thoát khỏi chính mình. Khi cấu trúc này không đặt câu hỏi,nó không đang hoạt động trong sự liên hệ với chính mình.Tóm lại,có cái cây,có từ ngữ,có phản ứng tới cái cây,mà là người kiểm duyệt hay là cái "tôi" tới từ quá khứ;rồi thì có câu hỏi: Liệu tôi có thể thoát khỏi sự rối loạn và thống khổ này không? Nếu cái tôi đang đặt câu hỏi này nó duy trì chính mình.
Bây giờ,nhận ra điều đó,nó không đòi hỏi chi nữa! Tỉnh giác và thấy toàn bộ dụng ý của nó,cái câu hỏi không thể trả lời được. Nó không đòi hỏi gì nữa vì nó thấy cái bẫy. Bâu giờ bạn có thấy tất cả những ý thức này là hời hợt? Nó giống như là cái ý thức mà thấy cái cây.

Người hỏi: Liệu có loại nào khác của ý thức không? Liệu có bất kỳ không gian nào khác của sự nhận thức?

Krishnamurti: Một lần nữa xin hãy cẩn thận, hãy rất rõ ràng rằng chúng ta không hỏi câu hỏi này với bất kỳ động cơ nào. Nếu ở đó có động cơ chúng ta rơi trở lại cái bẫy của phản ứng có điều kiện. Khi người quan sát hoàn toàn yên lặng, không phải bị làm cho im lặng, ở đó có một tính chất khác của sự tỉnh thức xuất hiện.

Người hỏi: Hành động nào có thể trong trường hợp không có người quan sát-lúc đó có thể hỏi gì hay làm gì?

Krishnamurti: Một lần nữa,bạn đang hỏi từ phía bên này bờ bên kia của dòng sông? Nếu bạn ở bờ bên kia,bạn sẽ không hỏi câu hỏi này;nếu bạn ở bờ đó,hành động của bạn sinh ra từ đó. Nên có sự tỉnh giác với bờ bên này và toàn thể cấu trúc của nó,bạn chất của nó và tất cả những cạm bẫy ma quỷ của nó, và cố gắng chạy thoát khỏi cái bẫy thì lại rơi vào một cái bẫy khác! Và có một sự đơn điệu chết người trong tất cả những cái đó! Sự tỉnh giác soi sáng chúng ta bản chất của cái bẫy,và do đó có sự từ bỏ tất cả cạm bẫy;nên cái tâm giờ là trống không. Nó là sự trống không của cái "tôi" và cạm bẫy. Cái tâm này có một tính chất khác,một không gian khác của ý thức. Cái ý thức này không ý thức là nó tỉnh giác.

Người hỏi: Lạy chúa,điều này khó quá. Ông nói những điều có vẻ đúng,nghe có vẻ là thật,nhưng tôi chưa đạt tới đó.Liệu ông có thể đặt nó một cách khác? Liệu ông có thể kéo tôi khỏi cái bẫy của tôi?

Krishnamurti: Không ai có thẩy kéo bạn khỏi cái bẫy của bạn- không đạo sư, không thuốc phiện, không thần chú, không ai- bao gồm tôi,đặc biệt là tôi. Tất cả điều bạn phải làm là tỉnh thức từ đầu chí cuối,không trở thành lơ đễnh giữa chừng. Tính chất mới này của tính thức là sự chú ý(attention),và trong sự chú ý này không có biên giới được tạo nên bởi cái "tôi". Chú ý này là hình thức cao nhất của đức hạnh,do đó nó là tình yêu. Nó là trí thông minh tối thượng,và không thể có sự chú ý nếu bạn không nhạy cảm tới cấu trúc và bản chất của tất cả những bẫy rập nhân tạo này.


Daniel dịch 10/02/11

*Awareness: sự nhận thấy; sự ý thức;sự tỉnh giác; sự tri giác.