Thiền Là Gì? (Osho)

Phật Gautam, người sáng lập ra Thiền, người sáng lập ra tất cả những kĩ thuật thiền vĩ đại trên thế giới, định nghĩa nó trong một từ. Một hôm ai đó hỏi ông ấy, "Thiền là gì? Tất cả về nó là gì?" Và Phật Gautam nói mỗi một lời, ông ấy nói: DỪNG.! Đó là định nghĩa của ông ấy về thiền. Ông ấy nói, "Nếu nó dừng, nó là thiền." Câu đầy đủ là: "Tâm trí điên khùng không dừng. Nếu nó dừng, đó là thiền."

Tâm trí điên khùng không dừng - nếu nó dừng, đó là thiền. Thiền là trạng thái của nhận biết vô ý nghĩ. Thiền là trạng thái của nhận biết vô xúc động, vô đa cảm, vô suy nghĩ. Khi bạn đơn giản nhận biết, khi bạn trở thành cột trụ của nhận biết. Khi bạn đơn giản thức tỉnh, tỉnh táo, chăm chú. Khi bạn chỉ là nhận biết thuần khiết.
Làm sao đi vào trong nó? Thiền nhân có một từ đặc biệt cho việc đi vào, họ gọi nó là hua t'ou (thủ ngôn). Từ tiếng Trung Quốc này nghĩa là trước ý nghĩ, hay trước lời. Tâm trí, trước khi nó bị khuấy động bởi một ý nghĩ, được gọi là hua t'ou. Giữa hai ý nghĩ có lỗ hổng; lỗ hổng đó được gọi là hua t'ou.
Hãy quan sát. Ý nghĩ này trôi qua trên màn ảnh tâm trí bạn - trên màn hình rada của tâm trí bạn một ý nghĩ thoáng qua như đám mây. Đầu tiên nó là mông lung - nó đang tới, nó đang tới - thế rồi nó có đó bỗng nhiên nổi ra trên màn hình. Thế rồi nó đi, thế rồi nó đã ra khỏi màn hình, lần nữa nó trở thành mơ hồ và biến mất... Ý nghĩ khác tới. Giữa hai ý nghĩ này có lỗ hổng - trong một khoảnh khắc hay một phần giây màn ảnh không có ý nghĩ nào.
Trạng thái đó của vô ý nghĩ thuần khiết được gọi là hua t'ou (thủ ngôn) - trước lời, trước ý nghĩ, trước khi tâm trí bị khuấy động. Bởi vì chúng ta không tỉnh táo bên trong, chúng ta cứ bỏ lỡ nó - bằng không thiền đang xảy ra từng khoảnh khắc rồi. Bạn chỉ phải thấy nó xảy ra, bạn chỉ phải trở nên nhận biết về kho báu nào bạn bao giờ cũng đang mang bên trong mình. Không phải là thiền phải được đem tới từ đâu đó khác. Thiền có đó, hạt mầm có đó. Bạn chỉ phải nhận ra nó, nuôi dưỡng nó, chăm sóc nó, và nó bắt đầu phát triển.
Khoảng hở giữa hai ý nghĩ chính là hua t'ou. Và đó là cánh cửa đi vào trong thiền. Hua t'ou (thủ ngôn) - thuật ngữ này theo từng từ nghĩa là "đầu lời". "Lời" là lời được nói ra, còn "đầu" là cái đi trước lời này. Hua t'ou là khoảnh khắc trước khi một ý nghĩ nảy sinh. Ngay khi ý nghĩ nảy sinh nó trở thành hua wei (vĩ ngôn) - hua wei nghĩa theo từ là "đuôi lời". Và thế thì, khi ý nghĩ đã qua rồi hay khi lời đã qua rồi và lại có lỗ hổng, nó lại là hua t'ou. Thiền nhìn vao trong hua t'ou này.

"Người ta không nên sợ việc nảy sinh ý nghĩ," Phật nói, "mà chỉ nên sợ chậm trễ trong việc nhận biết về chúng." Đây là cách tiếp cận cực kì mới tới tâm trí, chưa bao giờ được thử trước Phật. Phật nói người ta không nên sợ việc ý nghĩ nảy sinh. Người ta chỉ nên sợ một điều - không nhận biết về chúng, về việc bị chậm trễ trong nhận biết.
Khi một ý nghĩ nảy sinh, nếu cùng ý nghĩ này nhận biết của bạn cũng có đó - nếu bạn có thể thấy nó nảy sinh, nếu bạn có thể thấy nó đang tới, nếu bạn có thể thấy nó ở đó, nếu bạn có thể thấy nó đi - thế thì không có vấn đề gì hết cả. Chính việc thấy này, dần dần, trở thành thành luỹ của bạn. Chính nhận biết này đem tới cho bạn nhiều kết quả. Đầu tiên bạn có thể thấy, bạn thấy rằng bạn không là ý nghĩ. Ý nghĩ tách biệt khỏi bạn, bạn không bị đồng nhất với nó. Bạn là tâm thức và nó là nội dung. Nó tới và đi - nó là vị khách, bạn là người chủ. Đây là kinh nghiệm đầu tiên về thiền.

Thiền nói về "bụi ngoại" - chẳng hạn, một lữ khách dừng lại ở một quán trọ nơi người đó nghỉ qua đêm hay ăn uống. Thế rồi người đó đóng gói và tiếp tục cuộc hành trình của mình, bởi vì người đó không có thời gian ở lại lâu hơn. Mặt khác, người chủ nhà trọ chẳng có đâu mà đi. Người không ở lại là khách, còn người ở lại là chủ. Do đó, một thứ là "ngoại" khi nó không ở lại. Hay, vào ngày quang đãng khi mặt trời mọc và ánh mặt trời chiếu vào nhà qua cửa sổ, người ta có thể thấy bụi trong tia sáng - nhưng không gian trống rỗng là bất động. Cái tĩnh tại là trống rỗng, còn cái chuyển động là bụi. "Bụi ngoại" là suy nghĩ giả tạo, còn trống rỗng là tự tính của bạn - người chủ không theo khách đi vào đi ra.
Đây là sáng suốt lớn lao. Tâm thức không phải là nội dung. Bạn là tâm thức; ý nghĩ đến và đi, bạn là người chủ. Ý nghĩ là khách - chúng đến và ở lại một chút, nghỉ ngơi một chút, ăn uống, hay ở qua đêm, và thế rồi chúng qua đi. Bạn bao giờ cũng còn đấy. Bạn bao giờ cũng vẫn vậy, bạn không bao giờ thay đổi - bạn ở đó vĩnh hằng. Bạn là bản thân điều vĩnh hằng.

Hãy quan sát điều đó. Đôi khi bạn ốm, đôi khi bạn khoẻ, đôi khi bạn buồn phiền, đôi khi bạn hạnh phúc. Ngày nào bạn đã rất nhỏ, đứa trẻ, thế rồi bạn trở thành thanh niên, và thế rồi bạn trở nên già. Ngày nào bạn đã khoẻ mạnh, ngày nọ tới bạn trở nên ốm yếu. Tất cả những điều này đến và đi, nhưng tâm thức bạn vẫn vậy. Đó là lí do tại sao, nếu bạn nhìn vào bên trong, bạn không thể nhận ra mình bao nhiêu tuổi - bởi vì không có tuổi. Nếu bạn đi vào bên trong và nhìn và cố tìm ra mình bao nhiêu tuổi, thì lại không có tuổi bởi vì không có thời gian. Bạn đích xác là cùng người như khi bạn đã là đứa trẻ hay khi bạn là thanh niên. Bạn tuyệt đối vẫn vậy ở bên trong. Để biết tuổi bạn phải nhìn vào lịch, nhìn vào nhật kí, nhìn vào giấy khai sinh của mình - bạn phải tìm cái gì đó bên ngoài. Bên trong bạn sẽ không thấy tuổi nào hay việc già đi nào. Bên trong có vô thời gian. Bạn vẫn vậy - dù có đám mây gọi là buồn phiền hay đám mây gọi là hạnh phúc, bạn vẫn vậy.
Đôi khi có mây đen trên bầu trời - bầu trời không thay đổi bởi vì những đám mây đen đó. Và đôi khi có mây trắng nữa, và bầu trời không thay đổi bởi vì những đám mây trắng này. Mây đến và đi, và bầu trời còn lại. Mây đến và đi, và bầu trời ở lại.

Bạn là bầu trời và ý nghĩ là mây. Nếu bạn quan sát ý nghĩ của mình một cách chăm chú, nếu bạn không bỏ lỡ chúng, nếu bạn nhìn thẳng vào chúng, điều đầu tiên sẽ là hiểu biết này - và đây là hiểu biết lớn lao. Đây là bắt đầu của phật tính của bạn, đây là bắt đầu của thức tỉnh của bạn. Bạn không còn ngủ nữa, bạn không còn bị đồng nhất với mây cái đến và đi. Bây giờ bạn biết rằng bạn ở lại mãi mãi. Bỗng nhiên mọi lo âu biến mất. Chẳng cái gì thay đổi bạn, chẳng cái gì sẽ bao giờ thay đổi bạn - cho nên phỏng có ích gì mà lo âu, mà phiền não? Phỏng có ích gì mà lo nghĩ? Chẳng lo nghĩ nào có thể làm gì được bạn. Những điều này đến và đi, chúng chỉ là gợn sóng trên bề mặt. Sâu trong chiều sâu của bạn, không một gợn sóng nào đã bao giờ phát sinh. Và bạn ở đó, và bạn là cái đó. Bạn là sự hiện hữu đó. Thiền nhân gọi nó là trạng thái của việc là người chủ.
Thông thường, bạn đã trở nên quá bị đồng nhất với khách - do đó mới có khổ của bạn. Vị khách này tới, bạn trở nên bị quá gắn bó. Và khi vị khách này đóng gói và ra đi, thế thì bạn kêu bạn khóc và bạn chạy quanh - và bạn đi cùng người đó, ít nhất để tiễn người đó, để chào tạm biệt người đó. Thế rồi bạn quay về vừa kêu và khóc - một người bạn đã ra đi và bạn cảm thấy khổ thế. Thế rồi người khách khác đến và bạn lại rơi vào tình cảnh đó với người khách này, bạn lại trở nên bị đồng nhất với người khách, và người đó lại ra đi...


Khách đến và đi, họ không ở lại! Họ không thể ở lại được, họ không được coi là ở lại, họ không được ngụ ý ở lại.
Bạn có quan sát ý nghĩ nào không? Nó chưa bao giờ ở lại, nó không thể ở lại được. Cho dù bạn muốn làm cho nó ở lại, nó cũng không thể ở được. Thử mà xem. Đó là điều mọi người thỉnh thoảng có thử đấy - họ cố gắng giữ một từ trong tâm trí. Chẳng hạn, họ muốn giữ một âm thanh, aum, trong tâm trí. Trong vài giây họ nhớ và thế rồi nó qua mất, tuột đi mất. Họ lại nghĩ về công việc của mình, về vợ, về con... Bỗng nhiên họ trở nên nhận biết - aum kia đâu rồi? Nó đã tuột khỏi tâm trí.
Khách là khách - họ đã không tới để ở mãi mãi. Một khi bạn thấy tất cả mọi thứ xảy ra cho bạn đều sẽ đi khỏi bạn, thế thì sao lại lo nghĩ? Hãy quan sát: Cứ để chúng đó, để chúng đóng gói, để chúng đi. Bạn còn lại. Bạn có thể thấy an bình nảy sinh không nếu bạn có thể cảm thấy rằng bạn bao giờ cũng vẫn còn? Đây là im lặng. Đây là trạng thái không lo nghĩ. Đây là không khổ sở. Khổ dừng lại vào khoảnh khắc sự đồng nhất dừng lại. Đừng bị đồng nhất - có vậy thôi. Và nếu bạn có thể quan sát ai đó sống trong vô thời gian vĩnh hằng thế, bạn sẽ cảm thấy cái duyên dáng, cái trầm tĩnh, cái đẹp quanh người đó.

Trích từ "Từ bi: Việc nở hoa tối thượng của tình yêu"

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét