Ai Tu? Ai Giác Ngộ?

Trên cao, mây vẽ những mảng chập chùng giữa tầng không một màu lam bạc, trời Sydney vẫn chưa tỉnh giấc nhưng âm thanh xe cộ ngược xuôi đã đánh thức một bình minh của tấp nập mưu sinh. Vy tản bộ cùng làn gió sớm mơn man dịu dàng thanh khiết. Hốt nhiên, càn khôn bừng vỡ trong nàng từng lỗ chân lông, vũ trụ đang thở sâu mùi tinh khôi bát ngát trọn vẹn nét nguyên sơ tĩnh lặng. Khoảnh khắc ấy, không còn biên giới cách ngăn giữa Vy với vạn loài, giữa Vy và người trong thế giới tương giao vĩnh hằng lấp lánh một loại tình thương toàn chân mỹ thiện.

Chấp nhận mất mát

Hỏi: Con đang rất đau khổ, bởi vì vợ chồng con bất hòa. Mấy tháng trước mẹ con vừa mất thì đến nay bố con không muốn sống nữa. Bố con kinh doanh tại nhà và có một khoản nợ ngân hàng khổng lồ, với tình hình làm ăn như thế này có thể con phải bán nhà để trả nợ. Cuộc sống đối với con hiện nay như địa ngục. Con phải làm sao?

Phiền não tức Bồ đề, Sanh tử tức Niết-bàn

Với những người đang trên đường nghiên cứu và thực hành các pháp Thiền của Ðại thừa nói chung và tham học về Thiền Tông nói riêng, có lẽ không ai trong chúng ta không từng đọc hay được nghe qua ở đâu đó chí ít là năm ba lần trong đời, lời dạy của đức Phật, rằng "Phiền não tức thị Bồ-đề" hoặc "Sanh tử tức thị Niết-bàn", được dịch sang Việt ngữ mà nhiều người xưa nay công nhận là sát với nghĩa ban đầu của nó, là "Phiền não tức Bồ-đề" và " Sanh tử tức Niết-bàn" .
Những lời dạy như thế có tính cách khai mở trực tiếp cho những người căn cơ, phước đức vào hàng trung thượng, một bước trực chỉ vào cữa Ðại-thừa, nhanh chóng tỏ ngộ thật tướng các pháp.
Nghĩa là nhờ may mắn có được trực giác mạnh mẽ, được ví như chiếc ngòi nổ chực chờ kích hoả để bùng vỡ tự tâm khi gặp cơ duyên thuận lợi, những hàng phước trí thượng thừa đặc biệt ấy thường dễ dàng tháo tung trí huệ siêu việt (Bát-nhã trí) vốn sẵn tiềm ẩn, để ngay đó tỏ rõ chơn tướng mọi sự vật. Chính lúc ấy, giống như một cơn mê dài đầy mộng mị hốt nhiên choàng tỉnh, người con Phật liền thấy biết như thật cái điều mà một hữu tình, tiêu biểu là cái bóng dáng từ lâu được gọi là "Ta", tức thân tâm này, mà từ lúc sơ sanh cho tới một sát na trước, chưa hề được biết, đó là hết thảy chúng hữu tình, đang từng hồi ẩn hiện trong huyễn cảnh sanh tử trước mắt, mà tự thể hữu tình ấy chưa từng dứt mất bổn tánh vô sanh; đang trong cảnh giới phiền não mà phiền não chẳng thể xâm phạm, trói buộc.

Trong sáng là tự nhiên

Đôi khi người ta thối lui trên con đường tu tập vì họ sợ rằng sự tu tập sẽ làm mất đi lòng say mê (passion) và sự tự nhiên (spontaneity) trong cuộc sống của họ. Họ thắc mắc không hiểu rằng tỉnh giác và tự nhiên, hai đức tánh ấy có tương hợp với nhau không, hay là cái này sẽ tiêu diệt cái kia. Câu hỏi đó rất là lý thú bởi vì nó cho ta thấy một sự hiểu lầm về tính tự nhiên của tập quán, thói quen, mà theo tôi thì nó chẳng tự nhiên một chút nào hết.

Xin hãy bước ra khỏi vòng tròn tẻ nhạt của cuộc đời

Rõ ràng một người trên 18 tuổi không thể ngồi yên chờ thiên hạ bón thức ăn vào miệng mình. Ai cũng phải đi cày để kiếm sống. Nhưng không gì thảm hơn cảnh suốt đời chỉ biết chạy quanh một vòng tròn:

Tu mật hạnh

Một hôm Đạo Nguyên huấn thị:
Một người nên luôn luôn tu mật hạnh. Nếu tu như thế, người ấy sẽ được lợi ích và phúc đức vô hình. Dù có thể là một bức tượng thô làm bằng củi và bùn, nó là một tượng Phật, hãy tôn kính nó. Dù có thể là một cuộn được viết một cách nghèo nàn trên giấy vàng cán đỏ, nó là kinh điển thiêng liêng, hãy tôn kính nó. Dù một tăng nhân phá giới và không biết xấu hổ, hãy kính trọng ông ấy như là một thành viên của tăng-già. Nếu các ông kính trọng ông ấy với lòng tin, không phải không sinh phúc đức.

CHÂN THỰC HỌC ĐẠO

Một hôm một người học hỏi: “Con đã mất nhiều tháng năm nhiệt tình nghiên cứu, nhưng con chưa đạt được ngộ. Nhiều bậc sư xưa nói rằng Đạo không tùy thuộc vào thông minh và khôn lanh, và không cần kiến thức và tài năng. Theo con hiểu, dù cho căn cơ của mình thấp, con không cần cảm thấy xấu về chính mình. Có những lời xưa hay những câu nói cảnh giác nào con nên biết không?”

Trải nghiệm tuyệt vời nhất trong cuộc đời

...Cuộc đời vô cùng quý giá.Và cuộc đời cũng thật là ngắn ngủi.Chính vì vậy, tôi muốn làm những gì mình thực sự thích làm.
Tôi học cách yêu thích thiền tập. Sau khi tôi thực hành thiền trong nhiều năm, khoảng 8 năm, một ngày khi đang ngồi thiền trong phòng, ở ký túc xá trong trường đại học, tâm tôi rất bình yên và tĩnh lặng, thật yên, thật tĩnh, hoàn toàn tĩnh lặng. Khi đó tôi mới hiểu thế nào là tĩnh lặng.

ĐÔI NÉT VỀ THIỀN CÔNG-ÁN

... Công án là tinh ba cốt tuỷ của Thiền được vận dụng thành lời, thành hành động vượt thoát nhị nguyên nhơn quả, nên tự thân nó và công năng kỳ đặc của nó cũng không nằm ngoài bản chất thanh tịnh tuyệt đối, vô ngôn, "biết rõ ràng nói không thể tới" của Thiền học. Điều ấy có nghĩa, tuy nó cũng là ngôn ngữ, là hành động nhưng chúng ta không thể hiểu nó bằng tư duy, phân biệt hay suy lường, mà chỉ có thể thâm nhập nó, "biết" nó bằng trực giác. Thế nên những công án Thiền không phải là đối tượng để cho chúng ta có thể tiếp cận hay hiểu nó bằng cảm quan, tình thức, bằng học vấn, suy tư hoặc có thể mổ xẻ, lý giải bằng ngôn ngữ, văn tự theo cách hiểu thông thường. Nghĩa là những Thiền ngữ này, tức phương tiệnkhai thị của các Thiền-sư hoàn toàn chẳng giống như những bài toán, những luận đề hay là những lý thuyết khoa học mà con người có thể biện biệt, phân tích, luận bàn đúng sai phải trái, để rồi dẫn đến một kết luận tương đối hay cho ra một đáp án khả dĩ số đôngchấp nhận được. Bản chất và công năng của Công án Thiền hoàn toàn không phải như thế.

CƯ SĨ BÀNG LONG UẨN - Bàng Uẩn Ngữ Lục

"Bàng Uẩn ngữ lục"  đã được dịch thành cuốn " A Man of Zen - The Recorded Sayings of Layman P'ang". Sau đây là vài mẩu chuyện về cuộc đời của ông:

Ông có làm bài kệ:
"Có trai không cưới - Có gái không gả -
Cả nhà chung hội họp - Ðồng bàn lời vô sanh."
" Một hôm ngồi trong am, ông chợt nói:
Khó khó, mười tạ đầu mè trên cây vuốt.
Bà Uẩn đáp: Dễ dễ trên đầu trăm cỏ, ý Tổ sư.
Cô Linh Chiếu tiếp: Cũng chẳng khó, cũng chẳng dễ, đói đến thì ăn, mệt ngủ khò. "

Ngón tay chỉ mặt trăng

Cái sai có thể diễn đạt bằng ngôn ngữ nhưng cái đúng thì không. Đó là lý do tại sao Lão Tử đã nói rằng: Đạo khả đạo phi thường đạo. Bởi vì cái gì có thể nói ra hay đã được nói ra đều trở nên hư ngụy. Đạo không thể được nói ra. Đạo chỉ có thể hiện bày mà không thể được nói ra. Ngón tay chỉ mặt trăng -ngón tay không bảo rằng mặt trăng là cái gì, nó chỉ có thể chỉ cho thấy; nó chỉ hướng cái tầm nhìn của bạn về phía mặt trăng.

Khi lắng nghe tâm được buông xả

Có người đang nói và bạn lắng nghe. Chính cái hành động lắng nghe đó làm cho tâm bạn được buông xả. Khi bạn thấy một sự vật, ngay chính nhận thức của nhìn giải tỏa bạn khỏi sự vật. Chính sự nghe, chính sự nhìn vào thực thể tự nó có hiệu quả phi thường không cần đến sự cố gắng của suy nghĩ .
. . . Chúng ta thử xét một chuyện — thí dụ tham vọng. Chúng ta đã biết quá rõ về tham vọng, nó làm chuyện gì, hậu quả ra sao rồi. Một lòng dạ đầy tham vọng thì không bao giờ biết đến cái gì là cảm thông, thương xót, yêu đương. Một tâm hồn đầy tham vọng là một tâm hồn tàn nhẫn — hoặc thuộc về tinh thần, hay là đối với ngoại cảnh, hoặc trong nội tâm.

Xướng Họa: HỘI NGỘ



Xướng

Nhập cuộc trần là tàng ẩn chữ Thương
Giữa cõi bụi hội trầm hương bạn hữu
Xin cảm ơn bài tương giao vĩnh cửu
Ngọt ngào ơi! Nay tụ giọt tâm ngời.

Khổ đau và Con đường Quán niệm

Kính bạch chư tăng,
Kính thưa quý vị thính giả cư sĩ,
Trong buổi nói chuyện này, tôi sẽ đặc biệt bàn về cái mà chúng ta vẫn gọi là sự đau khổ cùng với con đường quán niệm nó theo đúng tinh thần của pháp môn Tuệ Quán (Tứ Niệm Xứ), con đường duy nhất dẫn đến giác ngộ và giải thoát. Chúng ta cũng biết đó, vấn đề cốt lõi của Tứ Niệm Xứ chính là nhìn ngắm sự đau khổ. Tôi nói như vậy vì đã có không ít người vẫn hiểu lầm rằng tu tập Tuệ Quán chỉ đơn giản là để tìm kiếm sự an lạc (mặc dù so với người không tu tập thì các hành giả Tứ Niệm Xứ vẫn thường an lạc hơn) và từ câu nói này của tôi chắc chắn sẽ dẫn đến một loạt các câu hỏi : Vì sao lại phải nhìn ngắm những đau khổ? Chúng có gì để nhìn ngắm? Và phải nhìn ngắm như thế nào mới đúng?
Như tôi vừa nói, vấn đề trước tiên mà chúng ta cần giải quyết chính là việc định nghĩa đau khổ là gì, có bao nhiêu thứ đau khổ và thế nào là con đường quán niệm đau khổ. Ở đây, cái gọi là khổ đau vẫn thường được phân tích thành bốn hoặc năm trường hợp :

KỆ DÂNG Y TU NỮ - TÌNH SỬ A TỲ ĐÀM


KỆ DÂNG Y TU NỮ

Từ muôn thuở, nữ nhi phận thứ
Phải cậy nhờ quân tử gửi thân
Nghĩ thương cho kiếp nữ nhân
Hồng nhan là phận, hồng quần là duyên
Không hiếm kiếp thuyền quyên bạc phận
Trao thân nhầm, lận đận nhất sinh
Người ta ai cũng như mình
Cớ sao nam trọng, nữ khinh là gì
Kịp đến ngày Đại Bi xuất thế
Nẻo Niết Bàn đâu kể nữ nam
Đầu tiên ni tổ Kiều Đàm

Thiền là cuộc phiêu lưu vĩ đại nhất

Chứng kiến, tinh thần của thiền
Thiền là cuộc phiêu lưu, cuộc phiêu lưu vĩ đại nhất mà tâm trí con người có thể trải qua. Thiền chỉ là có đấy, không làm gì cả: không hành động, không suy nghĩ, không xúc động. Bạn chỉ có đấy và đó là thích thú tuyệt đối. Thích thú này đến từ đâu trong khi bạn chẳng làm gì cả? Nó đến từ không đâu mà cũng là đến từ mọi nơi. Nó chẳng có nguyên nhân gì, vì sự tồn tại được tạo nên từ chất liệu gọi là vui vẻ.
Khi bạn không làm gì chút nào - về mặt thân thể, về mặt tâm trí, không ở mức độ nào - khi mọi hoạt động đã dừng và bạn đơn thuần có đấy, chỉ còn hiện hữu, đó chính là thiền. Bạn không thể thực hiện được nó, bạn không thể thực hành nó: bạn chỉ phải hiểu nó thôi.

Tám bài kệ chuyển hóa tâm của Geshe Langri Thangpa

I
Quyết tâm thành tựu
Sự hạnh phúc rộng lớn nhất cho tất cả sinh vật
Điều này còn hơn cả viên ngọc như ý
Tôi nguyện thường xuyên, liên tục thương yêu, quý mến hết thảy mọi chúng sinh.
II
Khi chung đụng với người khác
Tôi tự xem mình như là kẻ thấp hèn nhất trong mọi người
Và trong tận đáy lòng sâu thẳm của tôi
Luôn luôn trân trọng, kính quý những kẻ khác, coi họ như tối thượng.

VẠN PHÁP SINH DIỆT

Đức Phật dạy rằng nguồn gốc của tất cả khổ đau là vô minh. Đây là điều quan trọng khi chúng ta kiểm xét lại những gì mà ngài thực sự định nghĩa về “vô minh”. Hầu hết sự hiện hữu của con ngườ itrong vũ trụ biểu hiện đa dạng, tương ứng với con người chính là những thói quen, sự suy tư, cảm giác và ký ức của họ. Người ta không dành chút thời gian hoặc cơ hội để nhìn lại đời sống của chính mình, quan sát hoặc chú tâm đến muôn pháp khởi động.
Pháp là gì? Thân thể mà chúng ta đang có, những tri giác và cảm xúc, những tri giác của tâm, những khái niệm và ý thức xuyên qua những giác quan, đây là những nhân duyên. Một pháp là điều gì đó được thêm vào và hòa hợp, là những gì sinh và diệt; nó không tự tác tự sinh, không có mấu chốt cơ bản một cách chính xác.

Yêu Thương trong Mối quan hệ và Sự Tương Giao


THƯƠNG
(Thân tặng NT)

E- Mail gửi , cuối câu "Thương" xuất hiện
Một chữ thôi, cũng ấm áp cả lòng
Bao người "thương" tìm thấy đúng ước mong
Chân tình ấy, cúi đầu xin trân quý

BẤT NHỊ

...Thiền sư Đạo Nguyên nói, “Không cánh chim bay nào biết được giới hạn bầu trời, không chú cá nào đến được nơi tận cùng biển cả”. Chúng ta tồn tại trong vũ trụ vô hạn. Chúng sinh thì vô biên còn phiền não thì vô tận, nhưng chúng ta vẫn phải cố tinh tấn, giống như chim bay và cá lội vậy. Vì thế thiền sư Đạo Nguyên nói “Chim thì bay như chim, cá thì lội như cá”. Đó chính là Bồ-tát đạo, và đó cũng là cách mà chúng ta tu tập...
... Biết rằng cuộc đời ngắn ngủi, hưởng thụ nó mỗi ngày, khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác, là đời sống của “sắc là sắc và Không là Không”. Khi đức Phật đến, bạn sẽ đón chào Ngài; khi ma đến, bạn sẽ đón chào nó.... 

VÔ VI

Giọng và tiếng cùng hoạ,
Trước và sau cùng theo
Vậy nên hiền nhân:
Dùng vô vi mà xử sự…


Đây là điều Lão Tử gọi là vô vi: hiền nhân xử trí mọi sự mà không hành động. Có các khả năng - một: trong hành động mà quên mất vô hành động. Bạn sẽ là người thế giới này. Khả năng thứ hai: vứt bỏ hành động, đi lên Himalayas và vẫn còn vô hành động. Bạn sẽ là người thế giới khác. Khả năng thứ ba: sống trong bãi chợ nhưng không cho phép chợ sống trong bạn. Hoạt động mà không trong trạng thái hoạt động, di chuyển nhưng vẫn còn bất động bên trong.

Làm thế nào để biết được pháp hành của mình là đúng hay sai?

Pháp hành tự nhiên

- Ngồi, đi, làm việc như đang ở nhà, sử dụng những oai nghi thông thường.
- Ngồi tự nhiên thường gồm nhiều oai nghi ngồi khác nhau, thay vì chỉ có đi, đứng, ngồi, nằm theo quy định. Thái độ bình thường là ngồi cách này, rồi thay cách khác (luôn luôn là để chữa khổ), và rồi lại thay cách khác, cuối cùng, khi không ngồi được nữa thì đứng hoặc đi.
- Ði cũng cần phải được thực hiện để chữa khổ. Nếu đi với ý định luyện tập thì nên tác ý lại là để chữa khổ. Ðối với một số hành giả, đi là một oai nghi được xem là dễ dẫn đến những động cơ khác hơn là chữa khổ. Ði cho thoải mái, đi theo cách nào đó để thấy được thực tánh, hoặc để kiểm soát phóng tâm, v.v...

Người trở lại một lần - Người không trở lại - A la hán

Giai đoạn thứ hai được gọi là người trở lại một lần, tức là Tư đà hàm (nhất lai), giai đoạn thứ ba là người không trở lại, tức là Anahàm (bất lai), và giai đoạn thứ tư là Alahán. Người chiến thắng dòng chảy (Tu đà hoàn) buông bỏ ba trói buộc. Thứ nhất là bản ngã, cá nhân, ý niệm về cái ta tách biệt. Một cách tự nhiên đó là toàn bộ nguyên nhân gốc rễ của đấu tranh. Thứ hai, là sống rập khuôn theo nguyên tắc, lễ nghi; có biết bao nhiêu người tôn giáo nhưng họ chỉ sống theo nguyên tắc và lễ nghi. Họ không biết gì về tôn giáo cả. Lễ nghi không phải là tôn giáo, nguyên tắc không phải là tôn giáo.

Người chiến thắng dòng chảy (Tu đà hoàn)

Phật nói về bốn giai đoạn của người tìm kiếm tâm linh. Giai đoạn thứ nhất ông ấy gọi là người chiến thắng dòng chảy, Tu đà hoàn hay nhập lưu (vào dòng). Người chiến thắng dòng chảy tức là người đã đi vào phật trường, người đã được khai tâm, người đã trở thành một sannyasin. Tại sao lại gọi là Người chiến thắng dòng chảy? - bởi vì người đó không còn đứng trên bờ nữa, người đó không còn tĩnh tại nữa; người đó bắt đầu xuôi theo dòng đời. Người đó không còn tranh đấu với dòng sông nữa. Bản ngã đã quen đấu tranh với dòng sông và bản ngã đã quen đi ngược dòng không còn đó nữa.

Biết ơn giây phút này


Trong đạo Phật tình thương là một năng lượng lớn, có thể ôm ấp và chuyển hóa được khổ đau.  Sự giác ngộ không làm cho đức Phật trở nên dững dưng bất động, không còn cảm xúc nữa, mà ngược lại, nó khiến tấm lòng của ngài trở nên rộng lớn hơn. Đạo Phật gọi đó là tâm từ, metta.
    Và tâm từ ấy cũng thường được biểu hiện bằng một thái độ biết ơn.
    Trong kinh có ghi lại rằng, sau khi thành đạo dưới cội bồ đề, đức Phật đã đứng yên một khoảng xa để chiêm bái cây bồ đề trong suốt một tuần. Phật bày tỏ lòng tri ân sâu xa của mình đối với cây bồ đề đã che chở nắng mưa cho ngài trong suốt thời gian tầm đạo.  Có lẽ bài pháp đầu tiên đức Phật dạy cho cuộc đời, là một bài học về lòng biết ơn.