Tư tưởng và công án tham cứu về Chân Tâm của Thiền Sư Thanh Đàm

... Đề cập đến chữ “Pháp” Thanh Đàm viết:
“Pháp là tất cả mọi vật, là sự ứng dụng của Diệu TâmDiệu Tâm là nguồn thiêng của mọi vật. Pháp là Tâm, Tâm là Pháp. Pháp là tùy duyên của Diệu Hữu khi không nhiễm thì gọi là Diệu Pháp. Tâm là ứng vật của chân không, khi không vướng vào trần thì gọi là chân tâm. Mượn cái gì mà nói được về chân tâm? Nói về diệu pháp thế nào để không ngăn ngại sự tu chứng?

Các pháp môn để tu chứng thì nhiều vô lượng, ta phải tìm pháp môn nào gần nhất để đi vào. Vả lại các pháp tuy vô số mà bất quá đều quy vào căn, trần và thức. Ba thứ nầy đều do Diệu Tâm hiển hiện, cho nên thường nói “pháp từ tâm sinh khởi, tâm là nguồn pháp.”
Một niệm nghĩ lúc ban sơ đã khiến cho biến hóa vạn cách, trôi nổi liên tiếpsinh diệt luân hồi, cho mãi đến bây giờ vẫn còn đuổi theo vọng tưởng, quên mất chân tính giống như anh chàng Diễn Nhã quên đầu nhận bóng. Nay muốn khai thị và đốn ngộ nguồn tâm thì trước hết phải biết rằng thức là huyền ảnh, trần là hoa đốm hư không, cả hai thứ đều không thể xử dụng làm căn cứ để tu hành, phải lấy căn làm phương tiện gần gũi nhất để tu tập. Tại sao vậy? Tại vì trần không có tự thể, do căn mà phát hiện, như mắt nhận thấy hoa đốm giữa hư khôngVì vậy cho nên nói rằng trần là hư hoa không có tự thể. Thức cũng không có tự thể thực hữu, nhờ trần cho nên mới sinh diệt và qua lại được. Đã sinh diệt qua lại tức là vô thường. Chỉ cócăn tính mới là thường tại, nên Phật bảo căn tính nầy là Diệu Căn, căn pháp là Diệu Pháp. Căn pháp dù do tâm hiện ra, như mặt trăng thứ hai xuất hiện khi ta đè lên mí mắt, nhưng mặt trăng thứ hai cùng với mặt trăng thứ nhất là một, lúc đè lên mí mắt thì có, lúc biết thì không có thế thôi. Khi có vọng tưởng thì căn tánh là cái chân tâm thứ hai vậy. Khi ở trong trạng thái vô tướng linh tri, thì chân tâm là cái chân tâm thứ nhất. Tuy vậy căn tính và linh tri cùng một thể, chỉ khi mê thì thấy có căn tính, khi ngộ thì căn tính không còn. Căn tính ấy cũng là một với bản thân thanh tịnh xưa nay không hư huyễn như Trần và Thức. Cho nên Phật chỉ bày rằng căn tính là nhân địa gần nhất cho sự tu hành, khiến cho chúng sinh có thể đi vào chân tâm bằng cánh cửa căn tính, vào dòng, trở nên đầu nguồn thấy được tâm thể xưa nay của mình.

Hỏi: Tại sao không chỉ thẳng cái thứ nhất là Diệu Tâm xưa nay, mà lại chỉ cái thứ hai là Căn Tính để làm phương tiện tu hành?

Đáp: Tâm vốn vô hình làm sao mà chỉ? Trước kia tôi đã nói một lần rồi: ngôn thuyết và biểu thị không nắm được tâm. Tuy vậy dù tâm vô hình, nhưng sự ứng dụng của căn lại có vết tích, vì có vết tích nên có thể chỉ bày, khiến cho người tu học có thể nhìn vết tích của sự ứng dụng, do ánh sáng ấy mà về được tâm.

Hỏi: Dấu vết ấy ở đâu ?

Đáp: Ở trên đối tượng lục trần. Do sắc mà có cái thấy, do thanh mà có cái nghe, lục trần là dấu vết ứng dụng của lục căn. Nay muốn nắm được dấu vết của căn thì phải quán sát cái thấy cái nghe nơi đối tượng sắc thanh. Nên biết rằng công dụngcủa căn là công dụng của Tâm, căn nhận thức là tâm nhận thức, cái khác nhau là căn có tới sáu công dụng mà Tâm chỉ có một bản thể tinh minh. Các đức Phật truyền cho nhau căn pháp nầy, các vị tổ truyền cho nhau Tâm Tông ấy. Đó là bí quyếtmà các kinh chỉ bày để đắc căn bản tríPháp ấn truyền giữ qua các thời đại cũng lấy cái ấy để phát giác sơ tâmChứng ngộmau hay chậm là vì căn cơ rộng hay hẹp. Nên biết rằng pháp này được đặt tên tùy theo trường hợp và địa phương, tuy sai biệt vô cùng mà cũng chỉ pháp ấy. Lại cũng nên biết là danh hiệu của chư Phật và đề mục của các linh cũng đều là biệt hiệucảu pháp ấy.

Hỏi: Tâm ấy làm sao mà trao truyền ? 

Đáp: Đức Thế Tôn đưa lên một nhành hoa Ca Diếp mỉm cười, sau đó các tổ truyền lại giữ gìntrường hợp khác nhau, chỉ có người giác ngộ mới tự biết lấy.

Hỏi: Tu trì làm sao ?
Đáp: “Thôi, Thôi” đó là phương phápThiền Sư Đạo Xuyên nói:
“Tri âm tự khắc tùng theo gió
Trăng trong gió mát đất trời nhàn
Lại nói:
Nắm được ở tâm
Ứng được nơi tay
Tuyết gió hoa trăng
Trời đất lâu dài
Cứ hễ canh năm gà gáy sáng
Xuân về hoa núi nở ngàn nơi.”

Hỏi: “Mục đích tối hậu là gì?”
Đáp: “Phổ Hóa Hòa Thượng nói: Tìm chỗ đi tới không được”

Và bài kệ trong kinh Hoa Nghiêm cũng nói:

“Nghiêng mình làm lễ trước biển Chân Tính Hoa Nghiêm và trước tất cả các bậc quang minh biến chiếu trước thế giới trang nghiêm do hạnh nguyện Phổ Hiền thiết lập trước kho tàng pháp giới Chân Như !”
Thôi xin chào, xin chào ! Có bài kệ về Pháp của Pháp như sau:

“Vạn Pháp tuy nhiều không đếm xiết
Chung quy cũng chỉ thức, căn, trần
Huyễn duyên dư ảnh dù không thực
Chân tri chính kiến vẫn bao dung
Gặp thầy chỉ dạy đường mê ngộ
Thấy Phật tìm ra lẽ sắc không
Nếu muốn lên mau bờ bến giác
Con đường trước mặt chớ lần khan.”

Cả cuộc đời và tư tưởng của Thanh Đàm hiển nở đều nằm nơi bài kệ ban đầu mà Đạo Nguyên đã trao. Ở đó qua tác phẩmtrên ta thấy ngài đã thâm nhập vào cái Tâm rộng lớn dung chứa mọi vật, nhưng không hề ngăn ngại và cản trở. Tất cả đều là diệu dụng lưu xuất, nếu nắm được, tử sinh vô nghĩa trước dòng đời nổi trôi.
Chỉ một niệm khởi lên thôi, biển tâm ào ào chuyển động, gió bát phong cuốn mất tâm linh huyền diệu, cửa tử sinh thoáng hiện đè nén lên tâm thứcmộng huyễn ảo xuất hiện, mù mịt trước ngưỡng cửa đuổi bắt tìm tâm, ở trong ngoài, trên mí mắt v.v… đâu đâu cũng chỉ thấy càng truy tầm tìm kiếm lại càng phải lạc loài, chơ vơ không nơi bám tựa. Tìm đâu khi cả càn khôn nầy đang rực lửa đốt cháy? và thấy gì mà tốn công đeo đuổi nắm bắt cái không thật ?
Then chốt cuối cùng nếu không bật tung thì làm sao đi vào biển trí tuệ Chân Như. Vận dụng, gõ liên tục vào chính cái đang đè nén đó, may ra mới tìm thấy ngõ ngách. Nương vào tướng trạng để phăng ra đầu mối đích thực. Nhưng nhớ đừng lấy niệm đè niệm, đừng lấy tâm đè tâm.
Thanh Đàm Thiền Sư dẫn dắt ta tìm đến cái Tâm và để rồi cuối cùng duy nhất còn lại hai chữ “Thôi, thôi” diễn tả bản thể bất động của Tâm. Trong kinh Kim Cương Trưởng Lão Tu Bồ Đề chấp tay cung kính bạch Phật rằng: “Hy hữu thay Đức Thế Tôn ! ngài thường nhớ nghĩ và bảo hộ các vị Bồ Tát. Ngài khéo dạy bảo các vị Bồ Tát. Bạch Thế Tôn nếu có người phát tâm Bồ Đềmuốn cầu quả Phật thì:

“Làm sao hàng phục vọng tâm ?
Làm sao an trụ chân tâm ?

Hai lối đó là hai nỗi thắc mắc không cùng trong mỗi chúng tavọng tâm và chơn tâm ranh giới nào là điều thật, đây có phải là hai thể hay là một duy nhất đó là Tâm? Đức Phật nhiều lần phá bỏ ngã chấp và pháp chấp để hiển lộ nên cái chân tâm tròn đầy. Một câu nói trở nên bất hủ đó là “Bốn mươi chín năm thuyết pháp ta chưa từng nói một lời” Nếu ngã chấp và pháp chấpkhông san bằng tiêu hủy thì muôn kiếp vẫn phải trôi lăn, dù đó là những lời dạy của Phật.

Nhứt thiết hữu vi pháp
Như mộng huyễn bào ảnh
Như lộ diệc như điển
Ưng tác như thị quán.

Dịch:
Tất cả các pháp hữu vi
Khác nào mộng huyễn bào ảnh
Như sương, ảnh tượng, điện chớp
Thường nên quan sát như thế.


 CÔNG ÁN THAM CỨU VỀ CHÂN TÂM CỦA THANH ĐÀM

Nhằm giúp độc giả dễ dàng trong việc tham cứu về Chân Tâm, ngài đưa ra ba công án, dù rằng ba công án nầy mang tính chất suy luận hơn là đẩy thẳng vào Tâm. Tuy nhiên cũng là cách gợi lên cho ta một ý niệm. Nếu xử dụng đúng mức trong việc truy tầm nguồn gốc hưng dậy của ý thức may ra ta vén mở được hình hài tỏa hương bất diệtThanh Đàm đưa ra ba nghi vấn ở ba công án. Nếu, không đại nghi thì làm sao đại ngộ được. Cũng có thể nghi là ngộ và không có cái ngộ nào mà trước đó không nghi:

1. Thế Tôn xuất thế bởi vì đâu
Tuyên thuyết liên hoa pháp nhiệm mầu
Thử hỏi cả đời sao chửa nói ?
Gần khi nhập diệt mới truyền trao.
(Thế Tôn xuất thử dĩ hà duyên ?
Chữ vị liên hoa đại sự yên
Hà nãi trung gian do vị thuyết
Niết Bàn tưởng cận thỉ ban tuyên)

2. Từ Tây Phương đến chỉ tám tông
Sao chín năm luôn mặt úp tường ?
Có phải vì căn cơ chửa chín ?
Chín rồi mới hiển lộ chân không ?
(Tây lai trực vị chỉ tâm tông
Hà nãi cửu niên diện bích trung ?
Tất đã đầu cơ cơ vị thục
Thục thời nhiên hậu hiển chân không ?)

3. Huệ Năng được ấn pháp Kim Cương
Sao phải chạy về Nam Lĩnh Dương ?
Không ở ngay đây tuyên pháp ấn ?
Biết đâu chân tính vẫn mơ màng ?
(Huệ Năng đắc pháp ấn Kim Cương
Hà nãi tiền quy Nam Lĩnh Dương ?
Bất đán vị tha tuyên pháp ấn
Cái tri nhân tính thượng mê man ?)
Ba nghi vấn đưa ra để tham cứu:
“Tại sao Phật phải đợi đến lúc gần nhập diệt mới chịu thuyết kinh Pháp Hoa ?

2. Bồ Đề Đạt Ma qua đông độ để chỉ bày tâm tông, tại sao lại phải ngồi nhìn vách chín năm, hay là tại chưa thực sự giác ngộ?

3. Huệ Năng nếu quả thật đắc pháp với Ngũ Tổ, tại sao không ở ngay đó để hoằng đạo mà phải chạy về Lĩnh Nam ?

Và một công án khác mà Thanh Đàm thường ưa xử dụng, đó là:
Niệm: 
Hay lắm, Thuần Đà
Hay lắm, Thuần Đà

Tụng: 
Không nói ngắn chẳng nói dài
Ngắn dài tốt xấu thảy đều sai
Tìm hay lại hóa người chê vụng
Bắn sẻ ai dè sói chực ngay
Công danh cái thế màng sương sớm
Phú quí kinh nhân giấc mộng dài
Chẳng hiểu bản lai vô nhứt vật
Công lao uổng phí một đời ai.

Thanh Đàm nhờ thành tựu được sơ tâm ban đầu qua bài kệ của Đạo Nguyên. Ngài đã xử dụng ý lực bình sinh trong việc gõ liên tục vào nội tại, những bùng vỡ của Thanh Đàm cũng có thể trước đó ngài rơi vào một vài nghi vấn đặt lại. Dù rằng 3 nghi vấn ngài đã trao lại hãy còn nằm trong suy luận, cũng có thể từ những đặt lại ý thức đó lại rơi vào dấu hỏi lớn và một khi đã giải quyết xong dòng tâm chuyển mình tìm đến thế giới của tự do. Và để rồi sau đó trong công án cuối mà Thanh Đàm hay xử dụng đưa ra một luận cứ phủ định tất cả những quan niệm dù đó là một lập luận, ngay cái dùng để phủ định đó lại phủ định ngay cái phủ định. “ngắn dài tốt xấu thảy đều sai”.

Thanh Đàm sáng tác bài thơ “Tìm Tâm” có âm hưởng tiếng trống đánh rất ngộ nghĩnh, vui vui:

Ngang lưng đeo trống đối tri âm
Duỗi thẳng hai tay đánh trống tâm
Tập tập tìm tâm, tâm tất tập
Tìm tâm, tâm tập, tập tìm tâm
Âm thanh hợp vận âm trùng họa
Tịch chiếu Tâm tông, tức tập Tâm
Trăng sáng gió thanh thường tự tại
Tìm tâm chẳng được, nghĩ tìm Tâm
Thôi nhé, tâm ta chẳng thể tầm
Tìm tâm dẫu được chẳng chân tâm
Mang đèn xin lửa thêm điên đảo
Thà đứng bên sông hát khúc ngâm.

(Kiên kình yêu cổ đối tri âm
Thư thủ vô vi phách cổ tâm
Tâm tập, tầm tâm, tâm tắc tập
Tầm tâm, tâm tập, tập tầm tâm
Cổ thanh hợp vận tùng thanh họa
Tịch chiếu tâm tông tức tập tầm
Minh nguyệt thanh phong trường tự tại
Tầm tâm bất đắc, tức tầm tâm
Chỉ chỉ ! Ngô tâm bất khả tầm 
Tầm tâm túng đắc tắc phi tâm
Tương đăng cầu hỏa tư điên đảo
Bất nhược song tiền thủ nhất ngâm)

Biết khi nào mới tìm được cái chân tâm đang chơi vơi giữa tử sinh, còn móng ý niệm để tìm thì muôn kiếp cũng không gặp được. Nó mênh mang, bàng bạc, bao trùm khắp tất cả, ở trong ở ngoài tìm đâu ?