Sợ hãi là chiếc cầu giữa hai bờ Bản ngã và Cái chết

Sợ được làm từ cái gì? Nó bao giờ cũng có đó đằng sau góc kia, nhưng khi tôi quay mặt vào nó, nó chỉ là cái bóng. Nếu nó là không thực chất, làm sao nó xoay xở có sức mạnh thế đối với tôi?
Sợ là không bản chất như cái bóng của bạn, nhưng nó có. Cái bóng cũng tồn tại - không bản chất, tiêu cực, nhưng không phải là không tồn tại, và đôi khi cái bóng có thể có tác động lớn lên bạn. Trong rừng rậm khi đêm lại gần bạn có thể bị kinh hãi về cái bóng riêng của mình. Tại chỗ đơn độc, trên con đường đơn độc, bạn có thể bắt đầu chạy bởi vì cái bóng của riêng mình. Việc chạy của bạn sẽ là thực, việc trốn của bạn sẽ là thực, nhưng nguyên nhân sẽ là không bản chất.


Bạn có thể chạy xa khỏi sợi dây thừng cứ nghĩ rằng đó là con rắn; nếu bạn quay lại và nhìn kĩ và bạn quan sát, bạn sẽ cười vào toàn bộ cái ngu xuẩn của nó.
Nhưng mọi người sợ đi vào chỗ có nỗi sợ. Mọi người còn sợ nỗi sợ hơn là bất kì cái gì khác, bởi vì chính sự tồn tại của nỗi sợ làm rung chuyển nền tảng của bạn. Rung chuyển nền tảng là rất thực, nhớ lấy. Nỗi sợ giống như giấc mơ, cơn ác mộng, nhưng sau cơn ác mộng khi bạn thức dậy hậu quả vẫn còn dai dẳng, vết tích vẫn còn dai dẳng. Hơi thở của bạn đã thay đổi, bạn đang vã mồ hôi, thân thể bạn vẫn còn run run, bạn đang nóng cả người. Bây giờ bạn biết rằng đó chỉ là cơn ác mộng, giấc mơ, không bản chất, nhưng ngay cả việc biết này cũng phải mất thời gian để thâm nhập vào chính cốt lõi bản thể bạn. Trong khi đó hiệu quả của giấc mơ không bản chất này vẫn sẽ tiếp tục. Sợ là ác mộng.
Bạn hỏi tôi, "Sợ được làm bằng gì?" Sợ được làm bằng dốt nát về cái ta của riêng người ta. Chỉ có một nỗi sợ; nó biểu lộ theo nhiều cách, cả nghìn lẻ một cách có thể là cách biểu lộ, nhưng nỗi sợ về cơ bản là một, và đó là điều "Sâu bên trong, mình có thể không hiện hữu." Và theo một cách nào đó đúng là bạn không hiện hữu thật.
Thượng đế hiện hữu, bạn không hiện hữu. Chủ không hiện hữu, Khách hiện hữu. Và bởi vì bạn hoài nghi - và hoài nghi của bạn lại rất hợp thức - bạn không nhìn vào trong. Bạn cứ giả vờ rằng bạn hiện hữu; bạn biết rằng nếu bạn nhìn vào trong, bạn không hiện hữu. Đây là việc hiểu sâu sắc, ngầm ẩn. Nó không phải là trí tuệ, nó mang tính tồn tại, nó ở ngay trong lòng bạn, cái cảm giác rằng "Mình có thể không hiện hữu. Tốt hơn cả là đừng nhìn vào trong. Cứ nhìn ra ngoài thôi." Ít nhất điều đó cũng giữ bạn bị lừa, nó giữ cho ảo tưởng về 'tôi đây' là giả tạo, nó tạo ra nỗi sợ; bất kì cái gì cũng có thể phá huỷ nó, bất kì cuộc đấu sâu sắc nào cũng có thể làm tan tành nó. Nó có thể bị tan tành bởi tình yêu, nó có thể bị tan tành bởi việc gặp một thầy, nó có thể bị tan tành bởi bệnh tật lớn, nó có thể bị tan tành bởi việc thấy ai đó chết. Nó có thể bị tan tành theo nhiều cách, nó rất mong manh. Bạn đang xoay xở nó bằng cách nào đó bằng việc không nhìn vào trong.
Mulla Nasruddin đang du hành trên tầu hoả. Người soát vé tới; người này hỏi vé tầu. Anh ta nhìn vào trong mọi túi của mình, trong các va li, mà chẳng thấy vé đâu cả. Và anh ta vã mồ hôi, và anh ta mỗi lúc lại thêm kinh hãi hơn. Và rồi người soát vé nói, "Thưa ngài, nhưng ngài chưa nhìn vào một trong các túi của ngài. Sao ngài lại không nhìn vào trong nó?"
Mulla Nasruddin nói, "Xin đừng nhắc tới cái túi đó. Tôi sẽ không nhìn vào nó đâu. Đó là hi vọng duy nhất của tôi! Nếu tôi nhìn vào cái túi đó mà cũng lại không tìm ra, thế thì nó không có, thế thì nó tuyệt đối không có. Tôi không thể nhìn vào cái túi đó được. Xin nhắc ông, tôi sẽ nhìn vào mọi thứ khác; cái túi đó là chỗ an toàn của tôi, tôi có thể vẫn hi vọng rằng nó có thể ở trong cái túi đó. Tôi đã chủ ý để nó đấy và tôi không định chạm vào nó. Dù tôi có tìm thấy vé hay không, tôi sẽ không nhìn vào trong cái túi đặc biệt đó."
Đây là tình huống về bản ngã nữa. Bạn không nhìn vào trong, đó là niềm hi vọng duy nhất của bạn: "Ai mà biết được? Có thể nó có đây." Nhưng nếu bạn nhìn, cảm giác ngầm ẩn của bạn nói nó không có.
Bản ngã giả tạo này mà bạn đã tạo ra bởi việc không nhìn vào trong, bởi việc liên tục nhìn ra ngoài, là nguyên nhân gốc rễ của sợ hãi. Bạn sẽ sợ tất cả những chỗ bạn phải nhìn. Bạn sẽ sợ cái đẹp bởi vì cái đẹp đơn giản ném bạn vào trong. Mặt trời đẹp, và tất cả những mầu sắc chói sáng kia trong mây, và bạn sẽ sợ nhìn vào nó bởi vì cái đẹp lớn lao thế nhất định ném bạn vào trong. Cái đẹp lớn lao thế làm dừng việc suy nghĩ: trong một khoảnh khắc tâm trí trong kính nể đến mức nó quên mất cách nghĩ, cách cứ vặn vẹo và thêu dệt. Việc nói bên trong đi tới điểm dừng, điểm đứng lại, và bạn bỗng nhiên ở trong.
Mọi người sợ âm nhạc vĩ đại, mọi người sợ thân thiết sâu sắc. Chuyện tình của mọi người chỉ là chuyện lao vào rồi bỏ trốn. Họ không đi sâu vào lẫn nhau bởi vì đi sâu vào bản thể của nhau, nỗi sợ có đó - bởi vì cái vũng bản thể của người kia sẽ phản xạ bạn. Trong cái vũng đó, trong tấm gương đó của bản thể người kia, nếu bạn không được tìm thấy, nếu tấm gương vẫn còn trống rỗng, nếu nó không phản xạ gì, thì sao?
Mọi người sợ tình yêu. Họ chỉ giả vờ, họ chỉ chơi trò chơi nhân danh tình yêu. Họ sợ thiền; thậm chí nhân danh thiền, nhiều nhất họ cứ làm những cách nghĩ mới. Đó là điều Thiền định Siêu việt của Maharishi Mahesh Yogi đang là - nó chẳng là thiền cũng không siêu việt. Nó đơn giản là việc tụng mật chú, và tụng mật chú thì không là gì ngoài quá trình của ý nghĩ, ý nghĩ tập trung. Nó lại là phương cách mới, phương cách không thiền. Mọi người đang lặp lại lời cầu nguyện Ki tô giáo, lời cầu nguyện Mô ha mét giáo, lời cầu nguyện Hindu giáo, đủ mọi cách để tránh thiền. Đây không phải là thiền, nhớ lấy. Tâm trí tinh ranh tới mức nhân danh thiền nó đã tạo ra nhiều hiện tượng giả.
Thiền là khi bạn không làm điều gì cả, khi tâm trí không vận hành chút nào. Không vận hành đó của tâm trí là thiền - không tụng niệm, không mật chú, không hình ảnh, không tập trung. Người ta đơn giản hiện hữu. Trong hiện hữu đó bản ngã biến mất, và cùng bản ngã, cái bóng của bản ngã cũng biến mất. Cái bóng đó là sợ hãi.
Sợ hãi là một trong những vấn đề quan trọng nhất. Từng người đều phải trải qua nó và phải đi tới hiểu biết nào đó về nó. Bản ngã cho bạn nỗi sợ rằng một ngày nào đó bạn có thể phải chết. Bạn cứ tự lừa dối mình rằng cái chết xảy ra chỉ cho người khác, và theo một cách nào đó bạn cũng đúng: hàng xóm nào đó chết, người quen nào đó chết, người bạn nào đó chết, vợ bạn chết, mẹ bạn chết - điều đó bao giờ cũng xảy ra cho ai đó khác, chưa bao giờ cho bạn. Bạn có thể che giấu sự kiện này: có thể bạn là ngoại lệ, bạn sẽ không chết. Bản ngã đang cố gắng bảo vệ bạn.
Nhưng mỗi lần ai đó chết, cái gì đó trong bạn trở nên lung lay. Mỗi cái chết lại là một cái chết nhỏ cho bạn. Đừng bao giờ bảo ai đó tới hỏi chuông điểm hồn ai, nó cho cả bạn. Mỗi cái chết đều là cái chết của bạn. Ngay cả khi chiếc lá khô rơi khỏi cây, đấy cũng là cái chết của bạn. Do đó chúng ta cứ tự bảo vệ mình.
Ai đó đang chết và chúng ta nói về tính bất tử của linh hồn, và chiếc lá đã rụng khỏi cây và chúng ta nói "Chẳng có gì phải lo nghĩ cả. Chẳng mấy chốc mùa xuân sẽ tới và cây sẽ lại có tán lá mới. Đây chỉ là thay đổi, chỉ vỏ ngoài là đang thay đổi."
Mọi người tin vào tính bất tử của linh hồn không phải vì họ biết nhưng bởi vì họ sợ. Một người càng hèn nhát, càng nhiều khả năng rằng người đó sẽ tin vào tính bất tử của linh hồn - không phải là người đó mang tính tôn giáo, người đó đơn giản hèn nhát. Tin tưởng vào tính bất tử của linh hồn chẳng liên quan gì tới tôn giáo cả. Người tôn giáo biết rằng "tôi không hiện hữu", và rồi bất kì cái gì còn lại cũng đều là bất tử - nhưng điều đó chẳng liên quan gì tới 'tôi' cả. Cái 'tôi' này không bất tử, cái 'mình' này không bất tử. Cái 'tôi' này rất tạm thời; nó được chúng ta chế tạo ra.
Sợ hãi là cái bóng của cái 'tôi', và bởi vì cái 'tôi' bao giờ cũng tỉnh táo ở đâu đó sâu bên dưới rằng "tôi sẽ phải biến mất trong cái chết "... Nỗi sợ cơ bản là về cái chết; tất cả mọi nỗi sợ khác chỉ là phản xạ của cái sợ cơ bản này. Và cái đẹp là ở chỗ cái chết cũng phi tồn tại như bản ngã, và giữa hai cái phi tồn tại này - bản ngã và cái chết - cây cầu là nỗi sợ.
Sợ hãi là rất bất lực, nó không có sức mạnh. Bạn nói, "Nếu nó là không bản chất, thế thì làm sao nó lại xoay xở có sức mạnh thế đối với tôi?" Bạn muốn tin vào nó - đó là sức mạnh của nó. Bạn không sẵn sàng lấy cú nhẩy vào trong chiều sâu bên trong của mình và đối mặt với cái trống rỗng bên trong của mình - đó là sức mạnh của nó. Bằng không thì nó là bất lực, hoàn toàn bất lực. Chẳng cái gì được sinh ra từ sợ hãi cả. Yêu cho việc sinh, yêu mang tính sáng tạo; sợ là bất lực.
Ông và bà Smith đưa nhau ra trước toà.
"Tôi muốn li dị với kẻ lập dị này," người vợ nói.
"Tôi muốn gạt bỏ cái rìu chiến này," người chồng la lên.
Quan toà: "Ông bà có bao nhiêu con?"
Vợ: "Ba con."
Quan toà: "Sao ông bà không duy trì hôn nhân thêm một năm nữa và có thêm đứa con nữa, thế thì ông bà sẽ có bốn đứa. Ông bà mỗi người có thể lấy hai đứa và cả hai sẽ được thoả mãn."
Chồng: "Ấy à, nhưng giả sử chúng tôi có con sinh đôi thì sao?"
Vợ: "Ha! Trông cái máy sinh đôi nhỏ của tôi đây này. Nếu tôi phụ thuộc vào ông ấy, tôi đã không có ba đứa này!"
Nỗi sợ hoàn toàn bất lực. Nó chưa bao giờ tạo ra bất kì cái gì. Nó không thể sáng tạo được; nó không có khả năng đó. Nhưng nó có thể phá huỷ toàn thể cuộc sống của bạn, nó có thể bao quanh bạn như bóng tối, mây đen, nó có thể khai thác tất cả mọi năng lượng của bạn. Nó sẽ không cho phép bạn đi vào trong bất kì kinh nghiệm sâu sắc nào về cái đẹp, thơ ca, tình yêu, vui vẻ, lễ hội, thiền. Không, nó sẽ giữ bạn chỉ trên bề mặt bởi vì nó có thể tồn tại chỉ trên bề mặt. Nó là gợn sóng trên bề mặt.
Đi vào, nhìn vào, và nếu nó trống rỗng, thì sao? Thế thì đó là bản tính của chúng ta, thế thì đó là điều chúng ta đang là. Tại sao người ta lại phải lo nghĩ về cái trống rỗng? Cái trống rống đẹp như bầu trời vậy. Bản thể bên trong của bạn không là gì ngoài bầu trời bên trong. Bầu trời là trống rỗng, nhưng chính bầu trời trống rỗng đó ôm giữ tất cả, toàn thể sự tồn tại này, mặt trời, mặt trăng, các vì sao, trái đất, hành tinh. Chính bầu trời trống rỗng tạo không gian cho tất cả mọi thứ đang có. Chính bầu trời trống rỗng là nền cho tất cả mọi thứ tồn tại. Mọi thứ tới rồi đi và bầu trời vẫn còn lại như cũ.
Theo đích xác cùng cách đó, bạn có bầu trời bên trong; nó cũng trống rỗng. Mây tới rồi đi, hành tinh sinh ra rồi biến mất, sao phát sinh rồi chết, và bầu trời bên trong vẫn còn như cũ, còn nguyên, không có vết gì, không có sẹo. Chúng ta gọi bầu trời bên trong đó là sakshin, nhân chứng - và đó là mục đích toàn thể của thiền.
Đi vào trong, tận hưởng bầu trời bên trong đi. Nhớ lấy, bất kì điều gì bạn có thể thấy, bạn đều không là nó. Bạn có thể thấy các ý nghĩ, thế thì bạn không phải là các ý nghĩ; bạn có thể thấy các tình cảm của mình, thế thì bạn không là tình cảm của mình; bạn có thể thấy giấc mơ của mình, ham muốn, kí ức, tưởng tượng, phóng chiếu, thế thì bạn không phải là chúng. Cứ khử bỏ dần tất cả mọi thứ bạn có thể thấy. Thế rồi một ngày nào đó khoảnh khắc vô cùng sẽ tới, khoảnh khắc có ý nghĩa nhất của cuộc sống người ta, khi chẳng cái gì còn lại để bị bác bỏ. Tất cả mọi thứ được thấy đều đã biến mất và chỉ người thấy có đó. Người thấy đó là bầu trời trống rỗng.
Biết điều đó là vô sợ hãi, và biết điều đó là tràn đầy tình yêu. Biết điều đó là Thượng đế, là bất tử.